Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm là bài cúng tổ tiên, cúng gia thần được các gia đình Việt Nam thực hiện vào ngày mồng một và chiều tối ngày rằm hàng tháng nhằm cầu mong một tháng bình an, may mắn, thành đạt. Vậy bài cúng gia tiên vào mùng 1 tết nguyên đán hay mùng 1 hôm rằm hàng tháng như thế nào? Ngay sau đây giamgiadaily.com sẽ tổng hợp để các bạn tham khảo.
Bài cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp trong truyền thống, vì vậy trong mỗi ngôi nhà, ta không khó bắt gặp hình ảnh bàn thờ tổ tiên được đặt tại nơi trang trọng trong nhà. Cúng gia tiên mùng 1, ngày rằm hàng tháng là việc làm mà mỗi gia đình Việt đều quan tâm và có sự chuẩn bị để làm sao chu đáo và đủ đầy nhất. Tuy nhiên tấm lòng thành kính, biết ơn của gia chủ vẫn chưa được gửi gắm trọn vẹn đến các vị thần linh và tổ tiên do không hẳn ai cũng biết cách chuẩn bị và đọc văn khấn đúng cách.
1. Tại sao phải cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng. Còn ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch gọi là ngày sóc.
Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải.
Bạn xem thêm: 6 sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được. Theo phong tục truyền thống thì trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa:
- Ngày mùng Một (ngày Sóc): Ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.
- Ngày rằm (ngày Vọng): Ngày có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn. Hơn nữa, lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng.
Chính vì vậy, việc cúng khấn gia tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm (khấn cúng ngày sóc, ngày vọng) là việc mà các con cháu nên làm hàng tháng để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tổ tiên.
2. Làm thế nào để làm lễ cúng gia tiên
Thờ cúng thần linh, gia tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Đây là cách người sống thể hiện sự biết ơn, tri ân với thần linh và những người đã khuất, cầu mong sự an ổn, may mắn đến với gia đình. Vào mỗi ngày rằm hằng tháng, mọi gia đình lại chuẩn bị đồ cúng để dâng lên ban thờ gia tiên và chư Phật, thần linh. Nhưng cần chuẩn bị đồ cúng cho ngày rằm sao cho đúng và đủ, có lẽ chưa nhiều người biết.
Ngày xưa, mâm cúng rằm thường rất cầu kỳ, phải có cả đồ chay đồ mặn. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại rất bận rộn, nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng cầu kỳ nên đồ cúng rằm đã được giản lược đi khá nhiều. Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt không cúng cầu kỳ, đơn giản chỉ là những đồ lễ như:
Bạn xem thêm: Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
- 1 hũ rượu
- 1 lọ hoa tươi
- 1 đĩa quả tươi
- 1 cốc nước
- Trầu, cau
Và một thứ không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm. Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày 15, nhưng cũng có nơi lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng.
Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên thì phải cúng ông thần Thổ Công trước. Như vậy mọi điều nguyện cầu mới phải phép và đến được với ông bà, ông vải và tổ tiên.
Các nghi thức cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Khi cúng gia tiên thì trọng tâm cúng thần thức của người đã khuất khi trở về cảnh giới an lạc. Người ta gọi đây là “âm siêu dương thái”. Nghi thức cúng gia tiên để đạt được những kết quả viên mãn là: Tình vật, tịnh tài và tịnh tâm nên mọi thứ dâng cúng đều phải trong sạch, tuyệt đối không cúng tiền giả, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương, không cúng những thực phẩm tanh hôi,…
Ngoài ra có một số nơi còn không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh vì họ cho rằng người mất không hưởng trực tiếp đồ cúng phạn thực nên chỉ dùng đồ hỷ thực hoặc hiếu thức mà thôi. Cúng cần có sự nôi dưỡng, hoặc phóng sinh thể hiện lòng từ bi hay công đức của gia chủ và tiêu trừ được những nghiệp chướng trong quá khứ. Đây là cách giúp cho người thân tránh được những họa nạn không mong muốn về những nghiệp chướng này.
Không giải hạn bằng bùa ngải, bởi không thể dùng người khác thay thế mình, chỉ có mình mới có khả năng giải trừ các tai ách. Bất luận nguyên nhân nào cũng có nhân – quả. Đọc văn khấn gia tiên với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân và có thể là cả xã hội.
Cách khấn vái tổ tiên vào ngày rằm, mùng một
Ăn có mời, làm có khiến… Đối với việc cúng lễ cũng vậy. Đồ cúng lễ dù có thịnh soạn, trang trong nếu con cháu chỉ đặt lên bàn thờ, không mời thì tổ tiên ông bà ắt không phối hưởng. Bởi vậy trong buổi cúng, con cháu phải KHẤN.
Người Việt vốn trọng nghi lễ, cho nên mỗi dịp cúng vái đều có văn khấn riêng. Khấn là lời cầu khẩn lâm râm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
Trước khi khấn, gia trưởng vái ba vái ; sau khi khấn xong, gia trưởng lễ (lạy) 4 lễ và vái thêm 3 vái – ta gọi là 4 lễ rưỡi (xem thêm chi tiết về “vái và Lạy” phần sau). Trong lời khấn, gia trưởng sẽ nói rõ ngày, tháng, năm và lý do làm lễ (và cả các điều xin, nếu có).
Phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác anh chị em vừa mới khuất. Trước đây lời khấn thường do “thầy cúng” làm và dùng chữ Nho. Nhưng ngày nay việc dùng chữ Nho cho văn khấn rất hiếm. Dân gian thích dùng chữ Việt hơn, vì chữ Việt dễ viết và đọc, mạch lạc không bị hiểu lầm…
4. Văn khấn gia tiên ngày rằm, mùng 1 hàng tháng
4.1. Văn khấn Thổ Công ngày Rằm, mùng 1
Bạn xem thêm: Top 11 Khóa học Yoga chữa bệnh tốt nhất hiện nay
4.2. Bài văn khấn gia tiên Nôm 1
Bạn xem thêm: 7 Khóa học rèn luyện trí nhớ cực chất
4.3. Văn khấn gia tiên mẫu 2
Bạn xem thêm: 6 Khoá học tiếng Hàn online không nên bỏ qua
( Ai chưa lập gia đình thì thay từ Phu thê bằng Gia chung hay đơn giản là Chúng con )
4.4. Văn khấn gia tiên ngày Rằm tháng 4
Bạn xem thêm: 9 Cuốn sách Forex mà trader không thể bỏ qua
4.6 Văn khấn gia tiên bằng âm Hán
4.5. Bài văn khấn gia tiên mùng 1 ngoài trời
Bạn xem thêm: Ảnh hưởng của cha mẹ khi con bắt đầu học Tiếng Anh
5. Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết
Bạn xem thêm: Tinvay – Vay tiền nhanh Online đến 100 triệu đồng
Trên đây là ba bài khấn nôm, Văn khấn gia tiên mùng một và ngày rằm đã được gửi đến các bạn tham khảo. Trong ngày tết nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc ta, trong 3 ngày đầu tiên của năm mới, lễ cúng giỗ ông bà tổ tiên luôn là việc không thể thiếu. Ngoài văn khấn gia tiên mùng 1, mời các bạn tham khảo thêm Văn khấn gia tiên mùng 2 Tết và Văn khấn gia tiên mùng 3 Tết để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần phật, ông bà tổ tiên.
Một số app vay tiền nhanh online uy tín bạn hãy tham khảo
Mẹo: Để tăng tỉ lệ duyệt vay thành công được cao hơn, bạn có thể đăng ký vay một lúc nhiều công ty